Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2016

Ai là người khôi phục 'đế chế' Walt Disney

Sau những cải tiến mạnh mẽ của ông, kết quả đạt được đã vượt trên sự mong đợi của ban quản trị cũng như các nhà phân tích. Cổ phiếu của Disney đã tăng kỷ lục 42% kể từ thời điểm Bob nhậm chức, và lợi nhuận của Hãng trong nửa đầu năm tài chính 2007 đã tăng 79% so với năm 2006 - đạt con số 2,63 tỉ USD. David Miller, chuyên gia phân tích ngành giải trí và truyền thông của SMH Capital - một hãng tư vấn tài chính danh tiếng ở Mỹ - nhận định: “Bob đã thành công trong việc thuyết phục mọi người tin rằng ông là một chuyên gia công nghệ thực sự”.


Khi Bob Iger tiếp quản vị trí CEO của hãng Walt Disney vào năm 2005, nhiều người trong công ty và giới truyền thông tỏ ra hoài nghi về năng lực của ông. Nhưng ông đã chứng tỏ mình là một nhà lãnh đạo tài ba chỉ trong vòng 3 năm.
disneys-bob-iger-on-the-importance-of-risk.jpg
 Bob Iger và chú chuột Mickey nổi tiếng
Sinh năm 1951 trong một gia đình Do Thái tại Long Island, New York (Mỹ), Bob có mẹ là giáo viên trung học và cha là giáo sư đại học, đồng thời là Tổng giám đốc Greenvale Marketing Corporation. Sau khi lấy bằng cử nhân hạng ưu về Khoa học truyền hình và truyền thanh tại trường Ithaca College, ông làm dự báo thời tiết cho một đài truyền hình địa phương trước khi gia nhập ABC năm 1974, rồi thăng tiến đến chức chủ tịch năm 1993 và giữ nguyên chức vụ này khi Disney mua lại hãng vào năm 1996.
Tháng 2/1999, Walt Disney bổ nhiệm Iger vào vị trí Chủ tịch Disney International, quản lý ABC Network. Đầu năm 2000, Bob được bổ nhiệm làm Giám đốc tác vụ, trở thành nhân vật số 2 của Walt Disney đứng sau CEO Michael Eisner. Bob đã gắn bó với Walt Disney nhiều năm và am hiểu nội tình công ty, những nhược điểm, những thành quả cũng như văn hóa kinh doanh của Disney. Ông cũng từng hứng chịu những lời trách cứ đối với sự sa sút của ABC. Ngay Eisner cũng có những lời chê về khả năng của Bob. 
Quyết định táo bạo
Khi Bob tham gia lễ khai trương Disneyland tại Hồng Kông (Trung Quốc), ông chợt nhận ra, các nhân vật diễu hành toàn là nhân vật của Pixar. Bob kiểm tra số liệu và phát hiện ra thực tế, Disey vẫn tự làm phim hoạt hình trong suốt thời gian qua, nhưng thu về thì chỉ là con số 0 tròn trĩnh. Nói cách khác, nếu không có những bộ phim hợp tác với Pixar thì Disney đã sụp đổ.
“Nếu không làm ra phim hoạt hình thì công ty của chúng ta sẽ đi tong”, ông nói trong cuộc họp ban giám đốc. “Một bộ phim hoạt hình ăn khách của Disney sẽ tạo ra một đợt sóng lớn và kéo theo nó là hàng loạt hoạt động kinh doanh ăn theo, từ nhân vật để diễu hành, đến âm nhạc, công viên, trò chơi điện tử, tivi, internet và các sản phẩm tiêu dùng. Chi nhánh làm phim hoạt hình của Disney đã hoàn toàn thất bại so với Pixar. Pixar đang dần lớn mạnh và không lâu nữa, công ty này hoàn toàn có thể là đối thủ cạnh tranh xứng tầm với Disney. Vì thế, giải pháp đưa ra đã quá rõ ràng. Nếu chúng ta không thể đánh bại họ thì hãy mua họ”.
Việc mua lại Pixar là một động thái táo bạo và đắt giá đầu tiên của Bob. Vào tháng 1/2006, Disney đã mua lại Pixar với giá 7,4 tỉ USD và Steve Jobs chính thức gia nhập Hội đồng quản trị của công ty Disney. 
Chiến lược kinh doanh sắc sảo
Không dừng ở việc mua lại hãng Pixar, Bob muốn các nhân vật hoạt hình cũng như các chương trình của Disney và Pixar xuất hiện trên màn hình của tất cả các thiết bị điện tử đang được sử dụng. Ông cho rằng: “Càng ngày, các thiết bị công nghệ cao càng được sử dụng trong nhiều hoạt động của con người, vì thế điều mà chúng ta cần làm là tích cực áp dụng tiến bộ công nghệ cao để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng”.
Ông đã nhìn thấy sự thay đổi của thế giới trong chính căn phòng của gia đình mình. Bob nói: “Hai đứa con trai tôi, một đứa lên 4 và một đứa lên 8, đang sử dụng máy tính với mật độ nhiều hơn hẳn các thiết bị như tivi, đầu DVD, hay bất kỳ các thiết bị chơi game cầm tay khác để thỏa mãn nhu cầu giải trí ở cấp độ sơ khai ban đầu của chúng”. Iger nói, ông muốn được xem các bộ phim và chương trình tivi của mình chiếu trên màn hình của chiếc máy tính 31 inch chứ không phải trên chiếc màn hình tivi phẳng 51 inch. Vì thế một câu hỏi đặt ra là: “Những công ty như Disney sẽ phải làm gì để thích ứng với xu thế đó?”. Bob khẳng định: “Chúng ta không thể đứng từ góc độ người tiêu dùng để hùa theo rằng, đó chính là nhờ những tiến bộ công nghệ. Nếu chúng ta không thực sự cố gắng thì tất yếu sẽ nhận lấy sự thất bại hoặc bị loại khỏi cuộc chơi”.
Sau những cải tiến mạnh mẽ của ông, kết quả đạt được đã vượt trên sự mong đợi của ban quản trị cũng như các nhà phân tích. Cổ phiếu của Disney đã tăng kỷ lục 42% kể từ thời điểm Bob nhậm chức, và lợi nhuận của Hãng trong nửa đầu năm tài chính 2007 đã tăng 79% so với năm 2006 - đạt con số 2,63 tỉ USD. David Miller, chuyên gia phân tích ngành giải trí và truyền thông của SMH Capital - một hãng tư vấn tài chính danh tiếng ở Mỹ - nhận định: “Bob đã thành công trong việc thuyết phục mọi người tin rằng ông là một chuyên gia công nghệ thực sự”.
Bob tỏa sáng bởi chiến lược kinh doanh sắc sảo của mình. Ông đã vạch ra một kế hoạch đầy tham vọng để gây dựng lại xưởng phim hoạt hình sau 84 năm hoạt động trên thị trường, thành một công ty giải trí toàn cầu có tính sáng tạo về nội dung và công nghệ cao trong cách thể hiện.

Hãy chiêm ngưỡng thành quả của Bob bên "đế chế" Disney (nguồn: internet):
iger.jpg
bob_iger_disney_characters2.jpg
screen-shot-2012-11-01-at-43756-pm.png
gty_ronald_reagan_library_12_jc_150915.jpg

blogbanner13.jpg

Bà chủ hãng xe bus xanh nói về cuộc chiến thương trường

Năm qua, hãng tiêu thụ được con số kỷ lục: 1.380 xe, 80% xuất khẩu ra nước ngoài, trong đó có 3 thị trường mới là Bulgaria, CH Czech và Italia. Hãng cũng có nhiều sản phẩm chất lượng cao được giới chuyên gia vinh danh. Mẫu xe Solaris Urbino đoạt Huy chương vàng cho xe bus tốt nhất tại Hội chợ các phương tiện giao thông công cộng quốc tế Transexpo ở Kielce (Ba Lan). Mẫu xe bus chạy điện Urbino 18,75 electric được tạp chí Busplaner (Đức) trao giải “Phát triển cân bằng 2015”. 


Solaris không chỉ là doanh nghiệp Ba Lan duy nhất mỗi năm bán được trên 1.000 chiếc xe bus tại các quốc gia châu Âu, mà còn là hãng sản xuất xe hơi hiếm hoi thế giới thuộc quyền quản lý của 1 phụ nữ: bà Solange Olszewska...
50d736f72e08a_o.jpg
 Bà Solange Olszewska, chủ hãng xe Solaris 
Xe bus Urbino 12 Electric nhờ 3 cách nạp điện khác nhau có thể chạy liên tục 24 giờ/ngày. Chúng đang hàng ngày lăn bánh trên đường phố Warzsawa (Ba Lan), Barcelona (Tây Ban Nha), Berlin, Dusseldorf, Dresden và Hamburg (Đức).
“Sản xuất xe bus là ngành kinh doanh hết sức thú vị. Các thành phố liên tục phát triển giao thông công cộng. Tuy nhiên, không dễ chiếm lĩnh thị trường, bởi ai cũng muốn mua sản phẩm rẻ tiền. Vì thế, chúng tôi đầu tư phát triển những công nghệ mới và động cơ chạy điện để giành ưu thế cạnh tranh”, bà Solange mở đầu câu chuyện. Năm 2014, hãng của bà có doanh thu xấp xỉ 500 triệu USD. 
Nhanh chóng tạo dựng uy tín
Solange kể: “Người sáng lập hãng là chồng tôi - Krzysztof Olszewski. Ông là kỹ sư cơ khí từng được xếp hạng nhà thiết kế, chế tạo xe bus xuất sắc nhất châu Âu cuối thập kỷ 1990. Vì lý do sức khỏe, đến năm 2012, ông chuyển giao hãng cho tôi quản lý”.
12009317714794c3bb211d1-560x331.jpg
 Đầu tư cho dòng xe bus điện đã giúp hãng xe Solaris thu về nửa tỷ đô la Mỹ/năm
Ông chủ đầu tiên của Solaris bắt đầu sự nghiệp từ cuối những năm 1970 tại xưởng sửa chữa xe hơi gia đình ở Warszawa. Để giúp chồng thành lập công ty, năm 1996, nữ giảng viên Solange chia tay Đại học Frele (Berlin, Đức) trở về Ba Lan. Định kiến phái mạnh coi phụ nữ không thể chỉ đạo công việc kinh doanh sản xuất xe hơi đã gây không ít khó khăn cho bà. Cho dù là đồng chủ sở hữu công ty, thành viên Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm về bán hàng và tiếp thị, bà Solange vẫn phải kiên cường trong cuộc chiến để giành vị thế của mình.
Bà bộc bạch: “Nhiều người không chấp nhận vai trò của tôi. Còn nhớ lần tôi chỉ đạo cấp dưới thiết kế hình giống chó nòi jamnik làm logo của hãng với mục đích tạo thiện cảm với hành khách đi xe. Ngay khi tôi ra nước ngoài ký kết hợp đồng, sếp phụ trách sản xuất đã ra lệnh dỡ bỏ nó. Ông ta tuyên bố: “Chúng ta là nhà sản xuất xe bus có uy tín, không phải nhà máy đồ chơi”.
Nhằm tạo uy tín lãnh đạo, bà Solange tranh thủ mọi thời gian để tham khảo tài liệu chuyên ngành, khám phá kiến thức mới thông qua các cuộc trao đổi với chồng và đội ngũ chuyên gia. Thời điểm khó khăn nhất xuất hiện vào năm 2012: ông Krzystof Olszewski mắc bệnh nan y. Bà Solange chia sẻ: “Hãng Solaris gắn liền với chồng tôi, đối thủ cạnh tranh hy vọng tận dụng cơ hội này. Vì thế tôi phải nhanh chóng tạo dựng uy tín. Dĩ nhiên tôi không biết việc sản xuất hoặc thiết kế xe bus mới, nhưng chồng tôi đã kịp đào tạo đội ngũ kế tục xuất sắc. Một nửa trong tổng số 36 nhân viên giỏi nhất vẫn một lòng trung thành với vợ chồng tôi”. 
Chia sẻ vai trò quản lý
Con trai và con gái đều không quan tâm làm chủ nhà máy, bà Solange bắt đầu tìm kiếm doanh nhân có thể quản lý doanh nghiệp trong tương lai. Hiểu rõ Solaris có thể phát triển chủ yếu nhờ tiến ra thị trường nước ngoài, bà chủ tâm nhằm vào ứng viên là chuyên gia ngoại quốc.

Mùa xuân năm 2015, Solange kéo về công ty TS Andreas Strecker, doanh nhân trước đó từng quản lý chi nhánh EvoBus của Mỹ chuyên kinh doanh xe bus thương hiệu Mercedes. TS Strecker đã có mối quan hệ tốt với gia đình Olszewski từ những năm 1990. Bà cũng tuyển dụng kỹ sư Eberhard Wolters, giám đốc kinh doanh mới cho Solaris. 
240264154354853f0318.jpg
dsc_7399.jpg
solaris-urbino-12-960x440.jpg
Solaris vào giai đoạn phát triển mới dưới sự chỉ đạo của bà chủ Solange tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng trung bình 7%/năm, duy trì đã nhiều năm.

Năm qua, hãng tiêu thụ được con số kỷ lục: 1.380 xe, 80% xuất khẩu ra nước ngoài, trong đó có 3 thị trường mới là Bulgaria, CH Czech và Italia. Hãng cũng có nhiều sản phẩm chất lượng cao được giới chuyên gia vinh danh. Mẫu xe Solaris Urbino đoạt Huy chương vàng cho xe bus tốt nhất tại Hội chợ các phương tiện giao thông công cộng quốc tế Transexpo ở Kielce (Ba Lan). Mẫu xe bus chạy điện Urbino 18,75 electric được tạp chí Busplaner (Đức) trao giải “Phát triển cân bằng 2015”. 
Tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu toàn cầu COP21 vừa diễn ra tại Paris (Pháp), khi lãnh đạo 150 quốc gia thảo luận về ảnh hưởng tiêu cực của nhiên liệu hóa thạch đến môi trường, thì hãng Solaris của bà Solange Olszewska đã giới thiệu trên đường phố Paris sản phẩm mới để quảng bá 1 phương tiện giao thông xanh - thân thiện với môi trường. 

Sự nghiệp bắt đầu…

Làm thế nào để kết bạn: “Những người mà bạn kết bạn trong 10 năm đầu sự nghiệp là những người quan trọng nhất. Vào thời điểm đó, bạn không nhận thức được rằng mình đang liên lạc với họ, nhưng bạn sẽ gọi họ hết lần này đến lần khác trong sự nghiệp của bạn. Khi bạn bắt đầu trong một ngành mới, hãy cố gặp gỡ bạn bè thường xuyên hàng tuần”.

Luôn giữ liên hệ tốt với những người mà bạn quen thân trong 10 năm đầu của sự nghiệp là lời khuyên từ Damla Dogan, MC của chương trình truyền hình nổi tiếng nước Mỹ “Keep up with the Kadashian” của cô Kim siêu vòng 3.
Sự nghiệp bắt đầu…
nghe-nu-chuyen-gia-truyen-thong-bat-mi-quyet-lam-nghe-2.jpg
 Damla Dogan dự định học luật nhưng lại trở thành MC có tiếng của truyền hình Mỹ.
Damla Dogan là biên tập viên phụ trách các chương trình và phát triển các seri của kênh E!. Đồng thời, cô cũng đang dẫn một số chương trình đình đám như “Keep up with the Kardashians” và “Live  from  Red Carpet”. Trước đây, cô dự định thi vào trường luật nhưng cô đã thi trượt và phải chờ 1 năm để bắt đầu lại. Nhưng trong 1 năm đó, cô đã bắt đầu khám phá ra công việc thực sự mà mình cần. Cô làm việc như một trợ lý cho một nhà sản xuất và ‘mắc kẹt’ với nghề đó. Sau đó, cô bắt đầu làm phóng viên tự do tại kênh AMC và MTV trước khi gia nhập vào nhóm phát triển nội dung tại kênh VH1.
Kinh nghiệm quý báu
Làm thế nào để có thể làm được nhiều ngành: “Nhảy từ nghề này sang nghề khác có thể rất khó khăn, nhưng việc khám phá các lĩnh vực khác nếu bạn có thể rất đáng giá. Hiện nay có rất nhiều công ty có các chương trình thực tập thú vị, một số đó cho phép sinh viên tốt nghiệp có thể chạy giữa các phòng ban và tiếp xúc với nhiều nghề, người hơn. Với những dịp đó, hãy kết nối mạnh mẽ hơn với các trợ lý của bạn và khi họ cần người thay thế, họ sẽ nghĩ về bạn. Trong việc này, bạn càng cần phải linh hoạt ngay từ khi bạn bắt đầu sự nghiệp cho đến khi bạn có gia đình, bởi vì đó là thời gian rảnh rỗi duy nhất để bạn gây dựng các mối quan hệ và học hỏi”.
nghe-nu-chuyen-gia-truyen-thong-bat-mi-quyet-lam-nghe-3.jpg
  Damla Dogan hiện là MC cho chương trình đắt khách của nhà Kardashian.
Làm thế nào để kết bạn: “Những người mà bạn kết bạn trong 10 năm đầu sự nghiệp là những người quan trọng nhất. Vào thời điểm đó, bạn không nhận thức được rằng mình đang liên lạc với họ, nhưng bạn sẽ gọi họ hết lần này đến lần khác trong sự nghiệp của bạn. Khi bạn bắt đầu trong một ngành mới, hãy cố gặp gỡ bạn bè thường xuyên hàng tuần”.
Làm thế nào để bảo vệ tên tuổi của mình: “Tại nơi làm việc, mọi thứ luôn thay đổi nhanh chóng. Ví dụ, trong ngành giải trí của chúng tôi, có rất nhiều người rời khỏi công ty để bắt đầu mở công ty riêng cho mình hoặc đơn giản là chuyển sang một kênh khác. Khi có nhiều sự luân chuyển như vậy, điều duy nhất bạn cần và có thể giữ và đem theo đó là danh tiếng của bạn. Hãy chắc chắn rằng họ biết bạn rất đáng tin cậy và khi gặp khó khăn, bạn sẽ ở đó mà không lùi bước. Ngay cả những người bạn thuê và làm việc với bạn vài tháng một ngày nào đó cũng có thể trở thành ông chủ của bạn. Vì vậy, khi bạn tìm kiếm một người đồng nghiệp mới, hãy tự hỏi đó có phải là người bạn muốn làm việc cho trong tương lai hay không”.

Chuyên gia truyền thông bật mí bí quyết khi làm nghề

Làm thế nào để vượt qua gia đoạn đầu nhàm chán và bước những bước tiếp theo đến những công việc chính: “Rất nhiều người trẻ ngày nay nghĩ rằng việc vặt như đi mua cà phê là một công việc quá tồi tệ, nhưng tôi chỉ biết nói rằng hãy cứ làm điều đó và việc chuẩn bị cà phê cho mọi người chẳng có gì là thấp kém cả! 

Để có được một bước nhảy vọt trong sự nghiệp, đơn giản là bạn đừng bao giờ nói ‘không’ với bất kỳ cơ hội nào, bị sa thải không có nghĩa là thế giới kết thúc... đó là những chia sẻ chân tình của nhà biên kịch Courtney A. Kemp.
Sự nghiệp bắt đầu
nghe-nu-chuyen-gia-truyen-thong-bat-mi-quyet-lam-nghe-1.jpg
 Nhà biên kịch Courtney A. Kemp từ bỏ công việc biên tập tạp chí mơ ước để làm copywriter và nghệ sĩ trang điểm
Nữ biên kịch Courtney A. Kemp chia sẻ: “Có rất hiều điều chúng ta chắc chắn là đúng nhưng hóa ra nó lại là sai”.  Kemp từng mơ ước trở thành một giám đốc biên tập của một tạp chí và cô đã thực hiện điều này bằng cách viết một câu chuyện lớn mà có thể dựng thành một chương trình truyền hình.

Tuy nhiên, sau tất cả, cô phát hiện ra bản thân thực sự có tình yêu lớn hơn với truyền hình. Vì vậy cô bắt đầu làm việc như một copywriter (người chịu trách nhiệm viết nội dung quảng cáo và nghĩ ra các khái niệm sáng tạo, thường cộng tác với giám đốc nghệ thuật hoặc giám đốc sáng tạo trong công việc). Đồng thời, cô còn là một nghệ sĩ trang điểm và đang viết kịch bản cho một số chương trình. Cô chia sẻ: “Tôi đã không sai khi quyết định trở thành một nhà văn, nhưng tôi đã sai trong cách chọn môi trường làm việc”.
Kinh nghiệm quý báu
Làm thế nào để bớt lo ngại hơn về tình hình sự nghiệp? “Tôi đã dành rất nhiều thời gian chỉ để… ghét bản thân mình khi tôi rời khỏi công việc tạp chí mơ ước.

Có một lần, một biên tập viên tôi từng làm việc cùng đã tới cửa hàng nơi tôi đang làm chuyên gia trang điểm và nói với tôi rằng: “Có chuyện gì xảy ra với bạn vậy?  Bạn có thực sự hạnh phúc khi làm việc này không?”.

Câu hỏi khiến tôi cảm thấy thật khủng khiếp, nhưng tôi đã nhận ra mọi việc khi cô ấy hỏi tôi điều đó. Tôi đã dành rất nhiều thời gian ghét con đường sự nghiệp chẳng ra đâu vào đâu của mình mà bỏ qua tình yêu nghề của tôi. Vì vây, ở đây, điều quan trọng là bạn phải có một cái gì đó để dựa vào. Nghệ thuật trang điểm buộc tôi phải sử dụng một phần khác của bộ não của tôi và nó chính là một cái phao cứu sinh trong những ngày không có định hướng của tôi”.
nghe-nu-chuyen-gia-truyen-thong-bat-mi-quyet-lam-nghe-2.jpg
 "Bị sa thải không có nghĩa là thế giới kết thúc", cô Kemp chia sẻ
Làm thế nào để học hỏi từ một nỗi thất vọng lớn: “Bị sa thải không có nghĩa là thế giới kết thúc. Sau khi tôi bị đuổi khỏi The Bernie Mac Show - công việc chính thức đầu tiên của tôi trên truyền hình, tôi nghĩ mình sẽ chuyển đến một nơi xa xôi chẳng ai biết tôi là ai. Nhưng chính tại thời điểm đó, tôi đã nhận ra điều tôi cần. Tôi bắt đầu tham gia các chương tình hài kịch. Nó thường yêu cầu người tham gia phải vui vẻ bất kỳ lúc nào nhưng đôi khi tôi cần một chút yên tĩnh và thời gian để có được thời điểm sáng tạo tốt nhất. Và từ đó, tôi đã học được rằng tôi phát triển mạnh trong môi trường tập thể hơn là trong bộ phim truyền hình chỉ chiếu trong 1 giờ và tôi đã phát triển sự nghiệp theo hướng đó”.
Làm thế nào để có một bước nhảy vọt: “Gần đây, ông chủ của tôi, Chris Albrecht, nói với tôi rằng khi tôi dẫn show của riêng tôi, anh ấy nghĩ rằng: “Cô có biết cô đang làm gì không?”. Thật ra, tôi không biết tôi biết tôi đã làm những gì. Nhưng tôi biết rằng tôi đã nắm và sẽ giữ cơ hội này cho mình. Để có thể phát triển sự nghiệp thì đơn giản điều bạn cần là khi có cơ hội đến với bạn, chỉ cần đừng nói ‘không’”.
Làm thế nào để vượt qua gia đoạn đầu nhàm chán và bước những bước tiếp theo đến những công việc chính: “Rất nhiều người trẻ ngày nay nghĩ rằng việc vặt như đi mua cà phê là một công việc quá tồi tệ, nhưng tôi chỉ biết nói rằng hãy cứ làm điều đó và việc chuẩn bị cà phê cho mọi người chẳng có gì là thấp kém cả!

Một trong những ưu điểm của người trợ lý mà tôi cảm nhận được qua từng ngày cô ấy làm việc cùng tôi, đó là cô ấy là luôn có mặt khi tôi cần. Bạn cần có một tầm nhìn xa hơn để thấy rằng nếu bạn làm tốt công việc của bạn, mọi người sẽ luôn luôn biết giá trị của bạn và làm một trợ lý sẽ không bao giờ kéo dài mãi mãi. Giống như lời bài hát của Rihanna vậy: ‘Làm việc, làm việc, làm việc, làm việc’”.

Nữ chuyên gia truyền thông bật mí bí quyết làm nghề

Làm thế nào để lên tiếng: “Nếu việc bày tỏ ý tưởng là một phần trong công việc của bạn giống như công việc của tôi, hãy dành thời gian để quan sát trước khi nhảy vào cuộc. Hãy xem mọi người thích gì, mọi thứ vận hành như thế nào, và sau đó thách thức chính mình để bắt đầu trình bày. Hãy  xem ý tưởng của bạn được thực hiện như thế nào và thiết lập những mục tiêu nhỏ cho chính mình. Ban đầu, tôi cảm thấy thoải mái hơn khi nói trong một căn phòng nhỏ với nhiều người ở cấp thấp. Nhưng nếu bạn buộc phải trình bày trong một căn phòng cao cấp với nhiều người cấp cao, thậm chí bạn sẽ phải chứng nhiều người rời khỏi phòng trước khi bạn hoàn thành phần trình bày, đừng quá lo lắng, quan trọng nhất là bạn phải lắng nghe chính mình và nói thật tự tin”.


Đừng vội ‘sửng cồ’ với những nhận xét tiêu cực là kinh nghiệm ‘xương máu’ của nữ nhà văn Sara Watson.
Sự nghiệp bắt đầu
Trước đây, Sara luôn mơ ước trở thành một giáo viên tiếng Anh cho đến khi cô tham dự một lớp học tại phim trường. Cô đã cố gắng dùng mọi cơ hội để đọc kịch bản của mình cho một công ty sản xuất. Và sau đó cô đã có cơ hội được trở thành một trợ lý trong seri phim nổi tiếng của Disney “That’s so Raven”. Chưa thỏa mãn, Sara tiếp tục bán kịch bản của mình như một nghề tự do và hiện tại, cô đã ‘hạ cánh’ với công việc về biên kịch.
nghe-nu-chuyen-gia-truyen-thong-bat-mi-quyet-lam-nghe.jpg
 Nhà văn Sara Watson luôn tiếp thu các thông tin phản hồi của đồng nghiệp dù nó là tốt hay xấu.
Kinh nghiệm quý báu
Làm thế nào để đối phó với sự thay đổi công việc liên tục: “Trước khi sinh con, tôi đã làm nhân viên tại 4 show truyền hình và cả 4 đều đã bị hủy bỏ chỉ sau 1 mùa công chiếu. Tôi bắt đầu nghĩ rằng tôi là ‘góa phụ đen’ của truyền hình. Những năm đầu, tôi rất bực bội, nhưng những người đồng nghiệp đã hỗ trợ tôi rất nhiệt tình. Mỗi tháng một lần, tôi lại gặp nhóm bạn toàn nhà văn của mình, mời các diễn viên đến để đọc to những gì chúng tôi đã viết. Ngay cả khi mọi việc trở nên khó khăn, bạn cũng không nên từ bỏ công việc của bạn, vì khi những gì bạn tạo ra được nói thành tiếng, nó sẽ giúp bạn cảm thấy như bạn đã đạt được một cái gì đó”.
Làm thế nào để lên tiếng: “Nếu việc bày tỏ ý tưởng là một phần trong công việc của bạn giống như công việc của tôi, hãy dành thời gian để quan sát trước khi nhảy vào cuộc. Hãy xem mọi người thích gì, mọi thứ vận hành như thế nào, và sau đó thách thức chính mình để bắt đầu trình bày. Hãy  xem ý tưởng của bạn được thực hiện như thế nào và thiết lập những mục tiêu nhỏ cho chính mình. Ban đầu, tôi cảm thấy thoải mái hơn khi nói trong một căn phòng nhỏ với nhiều người ở cấp thấp. Nhưng nếu bạn buộc phải trình bày trong một căn phòng cao cấp với nhiều người cấp cao, thậm chí bạn sẽ phải chứng nhiều người rời khỏi phòng trước khi bạn hoàn thành phần trình bày, đừng quá lo lắng, quan trọng nhất là bạn phải lắng nghe chính mình và nói thật tự tin”.
Làm thế nào để xử lý các thông tin phản hồi khắc nghiệt: “Để học cách phối hợp tốt với đồng nghiệp thì bạn cần phải biết lắng nghe các thông tin phản hồi. Đó là điều tôi vẫn còn đang phải học rất nhiều. Đôi khi bạn sẽ phản ứng dữ dội với nhận xét tiêu cực của người khác, nhưng sau khi, về nhà và đi ngủ, bạn sẽ nhận ra: ‘ôi trời, họ đã đúng’. Vì vậy, hãy thử đừng phản ứng ngay lúc đó, hãy tìm hiểu về nó trước. Tôi đã từng chiến đấu với một người chạy show khi ông ta bảo tôi sai cho đến khi ông ta nói: “Đây là chương trình của tôi. Đây là cách chúng tôi làm nó. Hãy làm như vậy đi”. Và sau khi làm theo cách ông ta nói, tôi đã cảm thấy nó rất tuyệt vời và tôi rất vui vẻ với nó”.

10 mẹo giúp phụ nữ có thể được tăng lương một cách dễ dàng

9. “Lời khuyên tốt nhất của tôi? Tôi không nghĩ rằng bạn nên xin tăng lương trong 12 tháng đầu. Tôi nghĩ rằng bạn nên tự tin về bản thân và chứng minh rằng bạn mang tới nhiều giá trị từ vai trò của mình, hơn nhiều những gì được đặt ra và những đồng nghiệp xung quanh cũng cảm nhận được sự tác động, ảnh hưởng của bạn. Không nên chỉ là bạn “đè nén” sếp của mình, mà là những đồng nghiệp của bạn cũng ủng hộ về việc bạn rất có giá trị. Bạn nên hỏi về những lời nhận xét từ họ. Bạn chắc chắn nên bắt đầu với việc này. Nếu như bạn nhận được chúng, thì đó là một dấu hiệu – có lẽ bạn nên chờ đợi và hoàn thiện bản thân cũng như khắc phục khuyết điểm của mình.” – Moj Mahdara, nhà sáng lập kiêm CEO của BeautyCon.

"Trước khi bạn gặp sếp của mình, nghĩ về tất cả những lý do họ sẽ nói không, và đối phó với câu trả lời đó từ trước."
1. “Đề nghị tăng lương là một trong những việc khó nhất, tuy nhiên nó rất quan trọng. Khi bạn làm việc này, đừng nói, “Tôi cần cho con ăn, tôi cần trả tiền nhà.” Sếp của bạn không có trách nhiệm gì liên quan tới việc đó, mà đó là trách nhiệm của bạn. Điều quan trọng bạn phải nhớ rằng nhắc sếp của bạn đã đóng góp nhiều như thế nào, giá trị của bạn đối với công ty ra sao và tại sao bạn xứng đáng nó.” – Tyra Banks, giảng viên trường đại học Kinh tế Stanford, cựu người mẫu/nhà sản xuất.
side-by-side-template-1474782735.jpg
2. “Vấn đề nằm ở chỗ không biết những người khác ra mức lương như thế nào. Ấn tượng của tôi mỗi khi tuyển người, đó là đàn ông chọn một con số cao rồi yên phận với nó, trong khi phụ nữ lại chọn lương thấp. Tôi nghĩ rằng chúng ta luôn nên cân nhắc thêm 20% vào số tiền mà lương tâm mách bảo bạn, nó có lẽ sẽ đủ để lấp khoảng trống giữa mức lương bạn đáng được nhận và mức lương bạn nghĩ phù hợp với mình.” – Jennifer Palmieri, Đại diện truyền thông trong chiến dịch tranh cử tổng thống của Hillary Clinton.

3. “Hãy đề nghị tăng lương với sự biết ơn và tự tin. Nếu như ai đó xin tăng lương, họ nên đưa ra những lý do rõ ràng tại sao.” – Sara Blakely, người sáng lập và chủ sở hữu của Spanx, tác giả và nhà sáng lập của dự án Belly Art.
woman-asking-for-raise_txmrrd.jpg
4. “Hãy xây dựng một thứ gì đó mà thế giới cần. Tôi nghĩ rằng nếu bạn tạo nên được giá trị, cách tốt nhất để được tăng lượng là làm việc cho bản thân mình. Nếu như bạn gây dựng được một thứ gì đó giá trị, bạn sẽ làm chủ thị trường. Nếu như bạn làm việc trong một môi trường có sẵn, cách tốt nhất để được tăng lương là làm thật tốt công việc của mình. Tuy nhiên bạn cần phải lên tiếng cho bản thân. Câu trả lời bạn thường nhận được thường xuyên sẽ là “Hãy tự hỏi bản thân”, tuy nhiên trước khi bạn tự hỏi mình thì bạn nên làm tốt việc. Hãy tạo dựng giá trị, và bạn sẽ biết được giá trị của bản thân.” Amy Wilkinson, giảng viên đại học Kinh tế Stanford, tác giả của cuốn sách 6 Kỹ năng đặc biệt của doanh nhân.
gettyimages-610201292-1-1474779844.jpg
5.“Hãy chứng minh mình xứng đáng.” – Debora Spar, Hiệu Trưởng Barnard College.

6. “Hãy thể hiện sự xuất sắc ở công việc của mình trước. Tôi nghĩ rằng chúng ta thường đưa ra những lời khuyên không hay trong thời đại hiện nay. Chúng ta nói với giới trẻ: “Tìm một người hướng dẫn; tìm một nhà tài trợ; đọc một bài báo về việc làm sao để phát triển.” Trước khi phát triển, bạn cần phải hoàn thành tốt công việc ở chỗ đứng hiện tại. Bạn cần phải giảm thiểu rủi ro. Trước khi bạn gặp sếp của mình, nghĩ về tất cả những lý do họ sẽ nói không, và đối phó với câu trả lời đó từ trước. Nhờ vậy bạn sẽ khiến họ không còn cách nào khác ngoài tăng lương cho bạn.” – Stephanie Ruhle, dẫn chương trình Today Show của đài MSNBC.
career-woman-promotion.jpg
7. “Trước hết, mọi người nên nghĩ về những gì mà họ đã đạt được qua 6 đến 12 tháng mà có thay đổi rất lớn, “lật ngược thế cờ” cho công ty của mình. Bởi đề nghị tăng lương mà không có lý do chính đáng là gần như chắc chắn bạn sẽ nhận được một câu nói “không” từ sếp. Vì vậy hãy suy nghĩ về những đóng góp, sự tiến bộ và thể hiện được giá trị của bản thân mình, nghĩ về cuộc trò chuyện với sếp của mình, về việc phát triển sự nghiệp – bởi thông thường bạn chỉ đề cập tới vấn đề tiền bạc, mà không nghĩ tới hướng đi sự nghiệp của mình. Nó sẽ không hiệu quả bằng cách trò chuyện với sếp – người đã từng trải qua việc đó. Tôi nghĩ rằng việc xin tăng lương nên được xếp sau khi bàn bạc về công việc tương lai. Và bạn nên đề cập tới chuyện đó khi được trang bị đầy đủ thông tin, về những gì mà bạn đã đóng góp cho công ty, những gì bạn đạt được ngoài sự đóng góp đó, những gì bạn vượt qua cả chỉ tiêu đề ra”. – Jenn Hyman, nhà sáng lập và CEO của Rent the Runway.

8. “Tôi nói rằng bạn nên bước vào khi biết được giá trị của bản thân. Hãy tự mình nghiên cứu và đánh giá bản thân mình. Chỉ ra những ví dụ, dẫn chứng với người mà bạn đang thương thảo, đàm phán với những minh chứng tại sao bạn nghĩ rằng mình nên được tăng lương. Tuy nhiên hãy tỏ ra khiêm tốn với một thái độ tích cực. Sau khi cuộc thương lượng kết thúc, hãy bước đi một cách lạc quan và tỏ ra thiện chí.” – Melanie Whelan, CEO của SoulCycle.
gettyimages-610269648-1474782376.jpg
9. “Lời khuyên tốt nhất của tôi? Tôi không nghĩ rằng bạn nên xin tăng lương trong 12 tháng đầu. Tôi nghĩ rằng bạn nên tự tin về bản thân và chứng minh rằng bạn mang tới nhiều giá trị từ vai trò của mình, hơn nhiều những gì được đặt ra và những đồng nghiệp xung quanh cũng cảm nhận được sự tác động, ảnh hưởng của bạn. Không nên chỉ là bạn “đè nén” sếp của mình, mà là những đồng nghiệp của bạn cũng ủng hộ về việc bạn rất có giá trị. Bạn nên hỏi về những lời nhận xét từ họ. Bạn chắc chắn nên bắt đầu với việc này. Nếu như bạn nhận được chúng, thì đó là một dấu hiệu – có lẽ bạn nên chờ đợi và hoàn thiện bản thân cũng như khắc phục khuyết điểm của mình.” – Moj Mahdara, nhà sáng lập kiêm CEO của BeautyCon.

10. “Hãy chứng tỏ bản thân trước, xin tăng lương sau. Và sau khi bạn muốn làm điều đó, bạn sẽ bước đi với phong thái tự tin, và chắn chắn bạn sẽ đạt được điều mà mình mong muốn. Chính vì vậy tôi nghĩ rằng đây là thứ tự mà mọi người nên cân nhắc làm theo.” – Damla Dogan, cố vấn tại E!

Những ý tưởng xuất hiện sau tai họa của bạn thân

Pregnabit đã được các chuyên gia có uy tín trên thế giới đánh giá cao. Tuần cuối tháng 7/2016, Patrycja đã nhận danh hiệu “Nhà sáng chế 2016”.

“Tôi vô cùng hạnh phúc nếu cứu được mạng sống của nhiều người”, nữ Tiến sĩ Patrycja Wizinska-Socha chia sẻ. Cô vừa đoạt danh hiệu “Nhà sáng chế 2016” của Việt Công nghệ Massachusetts (Mỹ) nhờ sản phẩm Pregnabit (máy ghi nhịp tim thai và co thắt tử cung).
bqtc-37.jpg
TS Patrycja Wizinska-Socha (đứng trước) và các đồng nghiệp
Chuyện xảy ra cuối năm 2009. Cô bạn thân của Patrycja sau hơn 3 năm mệt mỏi chữa chạy mới có thai lại đột ngột mất con 1 tuần trước ngày trở dạ. “Sự kiện ấy đã khiến tôi bàng hoàng. Cho dù chưa hề có con, song tôi cảm thấy vô cùng đau xót. Tôi thầm nghĩ, nếu bạn mình có thiết bị xách tay ghi nhịp thai và co thắt tử cung thì rất có thể đã tránh khỏi tai họa”, cô nhớ lại. 

Năm 2013, tại Ba Lan, người ta ghi nhận trong giai đoạn gần sinh nở có trên 2.000 ca trẻ em tử vong. Nhiều bà mẹ trẻ, nhất là đối tượng có thai lần đầu, không biết những dấu hiệu nào là điển hình, những triệu chứng nào cần cảnh giác. Các mẹ cũng không muốn hoảng loạn quá sớm, để tránh cái nhìn coi thường của bác sĩ hoặc hộ lý. 

Sau tai họa của vợ chồng cô bạn thân, ý tưởng tự thiết kế, chế tạo thiết bị ghi nhịp tim thai và co thắt tử cung điện tử gon nhẹ, dễ sử dụng đã xuất hiện trong đầu Patrycja. Cô nhớ lại: “Thời gian ở Pháp, tôi đã có cơ hội tiếp cận với thiết bị kỹ thuật nghiên cứu rất hiện đại. Trở về Ba Lan, tôi khao khát hoàn thành luận án tiến sĩ, hy vọng gom nhặt kiến thức cần thiết thuộc lĩnh vực y học, để hiện thực hóa ý tưởng chế tạo nó”.

“Con bài” quan trọng
“Khi làm nghiên cứu sinh tiến sĩ, tôi không có nhiều tiền tiết kiệm. Tất cả chỉ khoảng 10 nghìn zloty (xấp xỉ 2,5 nghìn USD). Tôi dồn hết cho nhu cầu chế tạo mẫu máy thử nghiệm. Tôi cũng dành thời gian đi khắp đất nước để tìm kiếm nhà đầu tư và đối tác chế tạo linh kiện. Giai đoạn đầu rất khó khăn, bởi mọi người chưa biết tôi là ai, tôi chỉ có duy nhất con bài ý tưởng”, Patrycja kể lại.
z20354602qdr-patrycja-wizinska-socha-z-pregnabitem.jpg
Máy ghi nhịp tim thai và co thắt tử cung do Tiến sĩ Patrycja Wizinska-Socha sáng chế
Patrycja đã mời cô bạn gái Anna Skotny, kỹ sư công nghệ y học sinh học, nghiên cứu sinh tiến sĩ, hỗ trợ xây dựng công ty. Hai người đã biết nhau từ các hoạt động khoa học của nhóm nghiên cứu sinh tiến sĩ. Họ bắt đầu cùng tìm kiếm nguồn tài chính và đã gặp may, bởi cả 2 nhanh chóng gặp những nhà đầu tư thông minh - những người không chỉ đầu tư xây dựng công ty, mà còn dạy họ phương pháp tư duy của người làm kinh tế.

Công ty Nestmedic do Patrycja làm giám đốc ra đời 2 năm trước. Patrycja và Skotny bắt đầu xây dựng tập thể chuyên gia đa ngành, đến nay đã có 9 người. Trong đó có kỹ sư điện tử đang thực hiện luận án tiến sĩ, bác sĩ sản khoa, chuyên gia về tiêu thụ và marketing sản phẩm, về các dự án sáng tạo, chuyên gia tâm lý và kỹ sư công nghệ y sinh học.

Tập thể chung sức cùng thiết kế, chế tạo thiết bị ghi nhịp tim thai và co thắt tử cung nhỏ gọn mang tên “Pregnabit” - nhỏ như 1 chiếc smartphone, thai phụ có thể dễ dàng tự kiểm tra sức khỏe của thai nhi và bản thân tại nhà. Các dữ liệu cần thiết cập nhật trực tuyến sẽ được Trung tâm Y học Theo dõi Từ xa phân tích. Nếu kết quả bình thường, bà bầu sẽ nhận được tin nhắn cùng thông báo chi tiết. Trường hợp ngược lại, qua điện thoại, thai phụ sẽ nhận được hướng dẫn chi tiết, cần phải làm gì tiếp theo: lập tức đến bệnh viện, gọi xe cấp cứu hoặc yêu cầu bác sĩ đến nhà nhanh nhất có thể. 

Không mong chờ phép màu
Pregnabit đã được các chuyên gia có uy tín trên thế giới đánh giá cao. Tuần cuối tháng 7/2016, Patrycja đã nhận danh hiệu “Nhà sáng chế 2016”.

Sự tôn vinh của Viện Công nghệ Massachusetts không gắn với phần thưởng tài chính nhưng đằng sau nó là mạng lưới khổng lồ các mối quan hệ rải khắp thế giới và uy tín biến thành thế mạnh trong đàm phán với các nhà đầu tư. Đề cập đến khía cạnh này, tác giả ý tưởng, TS Wizinska-Socha tâm sự: “Tôi không nghĩ “Pregnabit” là phép màu với tất cả thai nhi và sản phụ. Song, mơ ước lớn nhất của tôi là sẽ có ngày xuất hiện 1 người mẹ khẳng định “các bác sĩ đã cứu sống con tôi nhờ sử dụng Pregnabit”.

Danh hiệu “Nhà sáng chế 2016” do Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) Mỹ tôn vinh là hoạt động khoa học hàng năm được MIT Technology Review (Tạp chí Công nghệ MIT) thực hiện. Hàng năm, tạp chí tổ chức cuộc thi phát minh sáng chế công nghệ dành cho tất cả các nhà khoa học trẻ (dưới 35 tuổi) trên toàn thế giới. Năm nay, trong số 150 ứng viên, theo kết quả bình chọn, TS Patrycja Wizinska-Socha đã giành chiến thắng.